Bạn có biết, Cao Thôn là một trong những làng nghề truyền thống làm hương có quy mô lớn nhất nước ta? Khi đến tham quan nơi này, bạn không những được tận mắt ngắm nhìn những hàng hương rực rỡ sắc màu đang tắm nắng mà còn được trải nghiệm, học hỏi các công đoạn tạo ra thành phẩm.
Bạn có biết, Cao Thôn là một trong những làng nghề truyền thống làm hương có quy mô lớn nhất nước ta? Khi đến tham quan nơi này, bạn không những được tận mắt ngắm nhìn những hàng hương rực rỡ sắc màu đang tắm nắng mà còn được trải nghiệm, học hỏi các công đoạn tạo ra thành phẩm.
Tỉnh Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, nằm ở miền Bắc Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, Hưng Yên nằm trong khu vực trung tâm của tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hưng Yên nằm gọn trong ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ với chiều dày 150 – 160 m.
Tỉnh Hưng Yên nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 54km về phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố Hải phòng khoảng 93km và cách thành phố Hải Dương khoảng 50km về phía Tây Nam. Vị trí địa lý của Hưng Yên tiếp giáp với các tỉnh sau:
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính các huyện, xã để mở rộng địa giới hành chính thành phố Hưng Yên, thành phố Hưng Yên có 7.342,07 ha diện tích tự nhiên và 147.275 nhân khẩu; có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường: An Tảo, Hiến Nam, Lam Sơn, Minh Khai, Lê Lợi, Quang Trung, Hồng Châu và 10 xã: Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu, Phú Cường, Hùng Cường, Phương Chiểu, Hoàng Hanh, Tân Hưng.
Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh và 9 huyện: Ân Thi, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Phù Cừ, Yên Mỹ, Kim Động, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu. Trong đó, Huyện Văn Giang có diện tích lớn nhất và Huyện Kim Động có dân số nhiều nhất.
Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng số dân của tỉnh Hưng Yên vào thời điểm 0 giờ ngày 01.4.2019 là 1.252.731 người, đứng thứ 8 trong 11 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 28 toàn quốc, trong đó, nam là 626.817 người, chiếm 50,04% và nữ là 625.914 người, chiếm 49,96%.
Sau 10 năm, quy mô dân số của tỉnh Hưng Yên tăng 124.828 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,06%/năm. Mật độ dân số tỉnh Hưng Yên đạt 1.347 người/km2, tăng 134 người/km2 so với năm 2009.
Năm 2022, tỉnh Hưng Yên có dân số khoảng 1.302.000 người, với mật độ dân số trung bình của Tỉnh Hưng Yên là 1400 người/km², xếp thứ 4 cả nước về mật độ dân số.
Quy mô GRDP của tỉnh Hưng Yên đạt 132.176 tỉ đồng, với GRDP bình quân đầu người đạt 102,3 triệu đồng/người, phản ánh một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Kiến trúc dát vàng tạo ấn tượng vô cùng mạnh mẽ với du khách khi đến thăm Chùa Phúc Lâm. Vẻ đẹp hào nhoáng, lộng lẫy với sắc vàng rực rỡ của ngôi chùa sẽ khiến bạn có chút liên tưởng đến các công trình chùa chiềng tại Thái Lan. Nhưng không, chùa Phúc Lâm vẫn mang nét đẹp đậm chất Việt Nam.
Bạn được tận mắt chiêm ngưỡng những kiến trúc ấn tượng, với thiết kế tinh xảo. Khung cảnh bình yên của nơi đây cũng giúp lòng bạn như bình yên hơn sau bao bộn bề ở ngoài kia.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Hưng Yên là 930,2 km², chiếm 6,2% diện tích đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh không có rừng núi và biển. Tỉnh này được biết đến với cảnh quan đồng bằng châu thổ màu mỡ, không có địa hình núi cao hay biển, là điều kiện lý tưởng cho nông nghiệp phát triển.
Tỉnh Hưng Yên có địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi. Hướng dốc của địa hình từ tây bắc xuống đông nam, độ dốc 14 cm/km, độ cao đất đai không đồng đều với các dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau. Địa hình cao chủ yếu ở phía tây bắc gồm các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi. Bên cạnh đó, Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như : Quốc lộ 5, 39, 38, 38B, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; tuyến đường nối cao tốc Hà Nôi – Hải Phòng với Cầu Giẽ – Ninh Bình, các tuyến đường tỉnh: ĐT.376, ĐT.378, ĐT.379, ĐT.382, ĐT.382B, ĐT.386, ĐT.387… và đường sắt Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng, nối Hưng Yên với các tỉnh phía bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh; Có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và đi lại.
Theo báo cáo của Sở Nội vụ Hưng Yên, thực hiện kế hoạch, phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025 tỉnh Hưng Yên không có đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp; toàn tỉnh có 35 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp gồm: 3 phường, 1 thị trấn và 31 xã, trong đó có 10 đơn vị hành chính cấp xã có yếu tố đặc thù nên đề nghị không thực hiện sắp xếp. Sau sắp xếp, tỉnh Hưng Yên còn lại 139 đơn vị hành chính cấp xã.
Tuy không quá nổi về du lịch nhưng Hưng Yên lai mang trong mình vẻ đẹp về truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của vùng đồng bằng sông Hồng.
Có thể nói rằng Hưng Yên không có nhiều lợi thế về danh lam thắng cảnh thiên nhiên nhưng chính nét văn hóa về lịch sử, con người và nền ẩm thực hấp dẫn đã để lại cho đời sau những giá trị nhân văn vĩnh cửu.
Xuôi theo dòng chảy của nhịp sống du lịch hiện đại, Hưng Yên vẫn khẳng định được một vị thế chắc chắn trong lòng của du khách. Chẳng cần ồn ào náo nhiệt hay tấp nập dòng người tham quan, mảnh đất phố Hiến gây ấn tượng với nhịp sống thăng trầm rất đỗi cổ kính. Chính yếu tố đó đã giúp Hưng Yên trở thành một điểm đến du lịch văn hóa truyền thống hấp dẫn ở đồng bằng Bắc Bộ.
Đến Hưng Yên bất cứ thời điểm nào bạn cũng sẽ chứng kiến được không khí rộn ràng của những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng chính là nét hấp dẫn riêng trong sinh hoạt văn hóa của người tân địa phương. Tại nơi đây, mỗi một công trình tôn giáo, tâm linh đều chứa đựng những câu chuyện triết lý. Các lễ hội tại Hưng Yên diễn ra khá thường xuyên và gắn liền với cuộc sống của mỗi cư dân.
Nhắc đến những điểm tham quan nổi bật tại Hưng Yên thì không thể bỏ sót Phố Hiến. Trước đây nơi này là một thương cảng quốc tế tấp nập các hoạt động mua bán giao thương mang tầm quốc tế. Ngày nay Phố Hiến không còn nhộn nhịp như xưa nhưng giá trị lịch sử năm nào thì vẫn luôn tồn tại.
Tại Phố Hiến vẫn còn nguyên vẹn các quần thể kiến trúc lớn như: chùa Hiến, đền Mẫu, hồ Bán Nguyệt, chùa Chuông, văn miếu Xích Đằng. Mỗi một công trình đều ẩn chứa những giá trị văn hóa đặc sắc.
Được xem là một trong những truyền thuyết được ghi nhận sớm nhất trong Lĩnh Nam Chích Quái, câu chuyện về Chử Đồng Tử vốn rất nổi tiếng trong dân gian và còn lưu truyền đến tận ngày nay. Hưng Yên là địa danh sở hữu hai trong tổng số ba đền thờ Chử Đồng Tử (một đền thờ ở Hà Nội). Do đó, nhắc đến địa điểm du lịch Hưng Yên không thể không kể đến hai ngôi đền này.
Đó là đền Đa Hòa (xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) và Dạ Trạch (xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Cả hai ngôi đền đều được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Riêng đền Ða Hoà sở hữu kiến trúc độc đáo với các hoa văn rồng trạm trổ trên gỗ và đôi Bách thọ được làm bằng gốm với 100 chữ khắc trên thân.