Xkld Nhật Esuhai Lừa Đảo Không Qua Mạng Mới Nhất Hiện Nay

Xkld Nhật Esuhai Lừa Đảo Không Qua Mạng Mới Nhất Hiện Nay

Ngày 04/10 Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC đã có buổi phỏng vấn trực tiếp với các nạn nhân trong vụ lừa đảo XKLD Đài Loan với các đơn hàng chỉ định, phí rẻ. Tại trụ sở Tập đoàn cung ứng nhân lực Sao Mai, phía công ty cũng đã có những chia sẻ xoay quanh câu chuyện lừa đảo của nhóm đối tượng mạo danh Sao Mai để chiếm đoạt tài sản của người lao động.

Ngày 04/10 Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC đã có buổi phỏng vấn trực tiếp với các nạn nhân trong vụ lừa đảo XKLD Đài Loan với các đơn hàng chỉ định, phí rẻ. Tại trụ sở Tập đoàn cung ứng nhân lực Sao Mai, phía công ty cũng đã có những chia sẻ xoay quanh câu chuyện lừa đảo của nhóm đối tượng mạo danh Sao Mai để chiếm đoạt tài sản của người lao động.

Đăng ký tham gia XKLD tại Công ty Sao Mai

Để nhận được thông tin nhanh nhất và chính xác nhất mời bạn bấm quan tâm OA ZALO của tập đoàn chúng tôi.

Hotline và Zalo doanh nghiệp của công ty Sao Mai

Các chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản người dùng thông qua mạng xã hội mặc dù không mới và liên tục được thời sự, báo chí đưa tin cảnh báo hàng ngày nhưng số lượng nạn nhân “sập bẫy” vẫn không ngừng gia tăng với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi điểm mặt các chiêu trò lừa đảo người dùng qua mạng phổ biến nhất hiện nay và tìm cách phòng tránh nhé.

Nhóm đối tượng lừa 2 cô gái Việt hơn 1.2 tỷ đồng nhờ vào chiêu trò chuyển tiền để nhận quà từ nước ngoài

1. Nhận quà từ bạn nước ngoài làm quen qua mạng

Để thực hiện trót lọt chiêu trò lừa gạt này, các tượng lừa đảo sẽ tìm kiếm “con mồi” thông qua việc kết bạn trên các nền tảng mạng xã hội, sau đó nhắn tin hoặc gọi điện và tự giới thiệu mình là người nước ngoài biết nói tiếng Việt Nam hoặc là người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài cần tìm bạn để tâm tự, tạo mối quan hệ với nạn nhân thông qua mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo.

Sau một thời gian liên lạc, khi cảm thấy đã tạo được lòng tin, đối tượng lừa đảo sẽ ngỏ ý muốn  gửi quà, tiền ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam. Sau đó, sẽ yêu cầu nạn nhân nếu muốn nhận thì phải gửi chi phí vận chuyển, thuế,... vào tài khoản của các đối tượng cung cấp rồi chiếm đoạt số tiền đó.

Gọi điện thoại tự nhận là cơ quan chức năng điều tra yêu cầu cung cấp thông tin, tài khoản,...

2. Tự xưng là cơ quan chức năng gọi điện thông báo điều tra

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của những người dân cùng tâm lý lo lắng nhẹ dạ cả tin, không muốn gặp phải những hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống bản thân và gia đình các đối tượng lừa đảo thường sẽ điện thoại hoặc nhắn tin để cáo buộc nạn nhân đang liên quan đến những đường dây tội phạm hay nghi vấn có giao dịch bất hợp pháp, yêu cầu chuyển tiền để tại ngoại, cung cấp bằng chứng ngoại phạm,... Số tiền mà kẻ gian chiếm đoạt được trong các “phi vụ” áp dụng hình thức này thường khá lớn.

Đối tượng xấu dựa theo cách nhắn tin thường ngày để nhắn tin mượn tiền của bạn bè người thân nạn nhân

3. Hack Facebook nhắn tin mượn tiền

Hình thức lừa đảo hack Facebook nhắn tin mượn tiền không phải mới, nhưng những thủ đoạn của kẻ lừa đảo nay cũng đã tinh vi hơn trước rất nhiều.

Đầu tiên, kẻ gian sẽ hack được tài khoản Facebook của người dùng rồi sử dụng Messenger nhắn tin tới bạn bè, người thân của họ để vay tiền. Thủ đoạn tinh vi đến nổi chúng có thể nhắn tin với phong cách lời văn y hệt như chính chủ tài khoản đang nhắn tin.

Đặc biệt, chúng sẵn sàng bật cuộc gọi video nhưng chỉ khoảng 4-5 giây sẽ tắt ngay với lý do đang đi đường  sau đó chúng sẽ gửi tấm ảnh tấm ảnh mà chính chủ tài khoản đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình rồi cắt ghép, chỉnh sửa vào 1 ảnh khác đang ở ngoài đường, và giảm chất lượng hình ảnh xuống khá thấp, chỉ đủ để nhận ra mặt để nạn nhân không nghi ngờ mà chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của chúng.

Khi gặp trường hợp này bạn cần bình tỉnh gọi vào chính số điện thoại của người yêu cầu chuyển tiền để xác nhận hoặc nhắn tin yêu cầu gặp mặt trực tiếp (nếu không gọi điện được) để xác minh trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào để tránh mất tiền oan.

Bạn sẽ mất sạch tiền nếu truy cập vào các đường link trúng thưởng tài sản có giá trị

4. Thông báo trúng thưởng tiền, tài sản có giá trị

Thời điểm cận Tết Âm lịch, là lúc giao dịch mua sắm rất nhiều nên kẻ gian đã lợi dụng tình hình này để giả danh các thương hiệu và thông báo tới người mua hàng rằng họ đã trúng thưởng những phần quà có giá trị khi mua sản phẩm.

Sau đó chúng sẽ gửi tin nhắn SMS hoặc email kèm theo đó là đường link điền thông tin nhận thưởng, để nạn nhân đăng nhập thông tin cá nhân, tên đăng nhập, mật khẩu tài khoản ngân hàng cũng như mã OTP (mật khẩu dùng một lần) gửi từ ngân hàng để chiếm đoạt số tiền trong tài khoản của nạn nhân. Hoặc cũng có lúc kẻ gian sẽ thông báo nạn nhân đã trúng thưởng và yêu cầu chuyển khoản 1 số tiền để làm hồ sơ nhận thưởng.

Chiêu trò giả mạo ngân hàng để gửi link đánh cắp thông tin ngân hàng

5. Gửi link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng

Kẻ gian sẽ giả mạo tin nhắn của ngân hàng và gửi cho người dùng một đường link với nội dung là: thông báo nâng cấp hệ thống, xác thực tài khoản đang được tiêu dùng ở nước ngoài, thông báo khách hàng trúng thưởng, tài khoản đang bị khóa,... yêu cầu người dùng truy cập vào đường link đã được gửi và đăng nhập để xác nhận, mở khóa tài khoản,... Nếu khách hàng truy cập vào, cung cấp thông tin, tài khoản, kẻ gian sẽ chiếm đoạt tiền từ tài khoản.

Đối tượng xấu nhắn tin chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng của người dùng và hăm dọa đòi yêu cầu chuyển trả lại

6. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng

Đây là một chiêu trò lừa đảo khá mới được các đối tượng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của nạn nhân để thực hiện hành lừa đảo.

Cụ thể là bằng một cách nào đó sau khi có được số tài khoản ngân hàng, tên và một số thông tin cá nhân của người dùng. Các đối tượng sẽ cố ý chuyển nhầm một số tiền đến tài khoản ngân hàng của người bị hại, tạo ảnh và chỉnh sửa như thông báo chuyển khoản thành công của ngân hàng. Sau đó sẽ yêu cầu người bị hại phải chuyển lại số tiền tương ứng cùng với một khoảng lãi suất lớn và hăm dọa nếu không thực hiện theo lời của bọn chúng.

Kẻ gian dụ dỗ người dân tải các app tài chính để đầu tư tiền ảo sau đó chúng đóng cửa app hoặc website

7. Kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo

Những năm gần đây, tiền ảo và lĩnh vực đầu tư tài chính 4.0 đang trở thành xu thế dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh,.vì vậy các đối tượng lừa đảo lại có thêm nhiều chiêu trò mới.

Các đối tượng sẽ lập ra các website giả mạo với tên miền và giao diện người dùng rất giống với các website của các công ty tài chính lớn. Sau đó bọn chúng sẽ kêu gọi đầu tư, dụ dỗ, lôi kéo đánh vào lòng tham của nhiều người và chiếm đoạt số tiền đó.

Các đối tượng lừa đảo sẽ tạo ra các sàn tiền ảo và cam kết với người chơi rằng sẽ nhận được lãi suất cao nhưng lại an toàn và không cần phải tốn thời gian, trí tuệ.

Thời gian đầu nạn nhân sẽ được nhận đủ số tiền lãi đã được thông báo trước đó. Do thấy lợi trước mắt nhiều người đã gom góp hết số tiền hiện có thậm chí còn đi vay mượn thêm bên ngoài để mong được “đổi đời”. Và sau một thời gian thì sàn giao dịch thông báo ngừng hoạt động để bảo trì, lúc này khách hàng không thể đăng nhập cũng như rút tiền ra ngoài thì mới biết rằng mình đã bị lừa đảo nhưng đã quá muộn màng.

Lợi dụng dịch bệnh để bán các thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng lừa mọi người

8. Lợi dụng dịch bệnh để gửi link độc hoặc lừa bán thuốc giả

Năm nay do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, một số đối tượng đã lợi dụng tình hình này để thực hiện hành vi lừa đảo như gửi thư điện tử và tệp đính kèm hoặc chèn các đường link dẫn đến các nội dung về tình hình dịch bệnh. Khi mở tệp đính kèm hay click vào đường dẫn thiết bị của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc từ đó thông tin của nạn nhân sẽ bị đánh cắp.

Mặc khác, các đối tượng lừa đảo còn đăng bài quảng cáo tung tin giả, sai sự thật để bán các sản phẩm thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc khiến nhiều người nhẹ dạ, cả tin mua phải hàng giả hàng nhái, “tiền mất, tật mang”.

9. Khi nhận thấy dấu hiệu bị lừa đảo chúng ta cần phải làm gì?

Khi nhận thấy dấu hiệu bị lừa đảo nêu trên bạn cần phải tỉnh táo không làm theo các yêu cầu của đối tượng xấu, nếu được bạn cần chụp màn hình các tin nhắn, lịch sử trò chuyện hoặc bật chế độ ghi âm cuộc gọi để làm bằng chứng sau này.

Nếu bạn đã lỡ bị lừa mất một khoản tiền trở thành người bị hại bạn cần trình báo, tố giác ngay với cơ quan chức năng có thẩm quyền ngay tại địa phương hoặc gọi điện đến đường dây nóng của công an và làm theo hướng dẫn.

10. Cách phòng tránh lừa đảo để không bị mất tiền

Tội phạm ngày càng có nhiều hành vi, thủ đoạn tin vi, vì thế để tránh sập bẫy của các đối tượng lừa gạt chúng ta cần:

– Không nên gọi lại các số máy lạ, có đầu số quốc tế, không phải mã Việt Nam

– Chỉ cung cấp thông tin cá nhân cho những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng khi biết chính xác rằng họ dùng thông tin của mình với mục đích gì.

– Không truy cập cung cấp bất kỳ thông tin nào cho các đường link lạ được gửi qua SMS, mạng xã hội, Gmail,....

– Khi nhận được tiền “chuyển nhầm” thì không được sử dụng số tiền ấy hoặc chuyển lại cho người gửi mà phải báo ngay cho ngân hàng để được giải quyết.

– Không tin vào những phần thưởng “từ trên trời rơi xuống”, cần tỉnh táo khi được yêu cầu chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng hay nạp tiền qua thẻ điện thoại dù là tin nhắn từ bạn bè người thân

– Không để bị lôi kéo tham gia vào các sàn giao dịch đầu tư tiền ảo, tài chính tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là 8 chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản người dùng qua mạng phổ biến nhất trong năm 2021 mà chúng tôi đã tổng hợp, mọi người tham khảo và cùng chia sẻ cho người thân bạn bè mình cùng cảnh giác. Đừng quên chia sẻ cho chúng tôi những chiêu trò lừa đảo mới mà bạn biết để mọi người cùng nhau tránh nhé.

Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn thay đổi, đan xen mới và cũ, với nhiều hình thái mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lừa đảo đã tận dụng các tiện ích, công nghệ hiện đại, khiến người dùng khó nhận diện hơn.

Cảnh giác thủ đoạn giả danh cơ quan tư pháp gọi điện lừa đảo

Thời gian qua, dù cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh các cơ quan tư pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn có không ít người sập bẫy. Trong quá trình gọi điện lừa đảo, các đối tượng giả mạo liên tục có những hành vi uy hiếp về tinh thần khiến nạn nhân rơi vào tình trạng hoảng loạn, lo lắng, không dám trình báo, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.

Ngày 03/5/2024 vừa qua, người phụ nữ 66 tuổi, trú tại thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc đến trụ sở Ngân hàng Agribank chi nhánh Hàm Thuận Bắc làm thủ tục rút số tiền gửi tiết kiệm trong tài khoản là 3,2 tỷ đồng để chuyển qua một tài khoản ngân hàng khác. Phát hiện có dấu hiệu đáng ngờ cùng với số tiền lớn nên nhân viên Ngân hàng Agribank tạm ngưng các thủ tục giao dịch, đồng thời điện báo và đề nghị Công an thị trấn Ma Lâm hỗ trợ xác minh.

Qua quá trình làm việc, người phụ nữ này cho biết được một đối tượng tự xưng là Công an chủ động gọi điện thoại liên hệ với bà thông báo bà có liên quan đến một vụ án ma tuý, nên yêu cầu bà chuyển số tiền là 3,2 tỷ đồng để “phục vụ điều tra”.

Cùng với thủ đoạn lừa đảo như trên, vào ngày 09/4/2024, Ngân hàng Agribank chi nhánh Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam phối hợp cùng Công an xã Hàm Mỹ cũng đã ngăn chặn thành công một vụ việc tương tự. Người phụ nữ trú tại xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, đến ngân hàng này yêu cầu rút 1,8 tỷ đồng từ tiền gửi tiết kiệm trước hạn, để chuyển tiền cho một tài khoản ở ngân hàng khác. Thấy người phụ nữ có biểu hiện rất lo lắng, điện thoại luôn có người gọi tới thúc giục chuyển tiền, nhân viên ngân hàng suy đoán có thể khách hàng đang bị lừa, đã nhanh trí trì hoãn thực hiện giao dịch đồng thời điện báo cho Công an xã Hàm Mỹ để phối hợp giải quyết.

Khuyến cáo của cơ quan công an tỉnh Bình Thuận

Dù đã có không ít vụ việc lừa đảo kiểu này được các ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo nhưng số lượng nạn nhân vẫn không ngừng tăng lên do những thủ đoạn của bọn tội phạm lừa đảo ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp.

Nhận diện các hình thức lừa đảo phổ biến mới nhất hiện nay

Trước những diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp để đấu tranh với hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, qua đó, phát hiện hành vi phạm tội của các đối tượng là chủ động gọi điện thoại trực tiếp cho các bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, như:

(1) Lừa đảo qua gửi nhận quà từ nước ngoài: Qua mạng xã hội Facebook, đối tượng giới thiệu là người nước ngoài kết bạn, làm quen với các phụ nữ Việt Nam nhằm tán tỉnh, yêu đương, đề nghị chuyển quà có giá trị qua đường hàng không về Việt Nam để làm quà tặng, tiếp theo giả danh nhân viên sân bay yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho đối tượng để làm thủ tục nhận hàng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

(2) Lừa đảo qua hack tài khoản mạng xã hội (phishing deepfake): Đối tượng hack các tài khoản Facebook, Zalo (chủ yếu là của người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài) sử dụng mạo danh chủ tài khoản nhắn tin đề nghị người nhà ở Việt Nam mua thẻ cào điện thoại gửi cho đối tượng hoặc gửi tiền vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp để thực hiện hành vi chiếm đoạt.

(3) Lừa đảo qua vay tiền qua các ứng dụng online: Đối tượng giả danh là nhân viên của một số công ty tài chính, dùng số điện thoại và zalo tương tác, kết bạn hướng dẫn các gói vay nhanh và yêu cầu người dân cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân, CMND; sau đó, đối tượng lập hồ sơ vay thông qua các app online và chiếm đoạt số tiền đã vay.

(4) Lừa đảo qua các chương trình khuyến mãi của ngân hàng: Đối tượng sử dụng sim điện thoại khuyến mại giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho bị hại thông báo có chương trình tri ân khách hàng, đề nghị bị hại cung cấp số điện thoại đăng ký dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking và mã xác thực OTP để nhận quà tặng là một khoản tiền có giá trị lớn từ ngân hàng; sau đó, đối tượng chiếm quyền sử dụng dịch vụ Internet Banking và chuyển toàn bộ số tiền có trong tài khoản sang tài khoản các đối tượng đã chuẩn bị từ trước để chiếm đoạt.

(5) Lừa đảo giả danh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án: Đối tượng sử dụng điện thoại gọi cho nạn nhân và giả mạo là lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… gọi điện thông báo nạn nhân đang liên quan đến một vụ án nghiêm trọng như buôn ma túy, gây tai nạn bỏ trốn, vi phạm Luật Giao thông, lừa đảo xuyên quốc gia... Yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền cho các đối tượng để giải quyết. Khi nạn nhân cho biết mình không liên quan hoặc không phải là tội phạm được nói đến thì các đối tượng lừa đảo này sẽ yêu cầu cung cấp thông tin để xác minh hoặc nói rằng, có thể thông tin cá nhân của nạn nhân bị lợi dụng, yêu cầu nạn nhân làm theo hướng dẫn để “phục vụ công tác điều tra, xử lý”, từ đó dẫn dụ nạn nhân làm theo những yêu cầu của các đối tượng để chiếm đoạt tài sản.

Trước chiêu trò tinh vi của các đối tượng lừa đảo nêu trên Agribank khuyến cáo người dân, khách hàng thường xuyên và thực hiện tuân thủ các lưu ý của các cơ quan chức năng:

- Chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để phòng tránh.

- Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.

- Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của con em, người thân để được tư vấn.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất, hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.