Giờ Học Của Học Sinh Sinh Viên Ở Mỹ

Giờ Học Của Học Sinh Sinh Viên Ở Mỹ

Giấy phép số 86/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 10 năm 2018.

Giấy phép số 86/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 10 năm 2018.

Học bổng khuyến khích học tập của học sinh trường chuyên, trường năng khiếu

Căn cứ Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP, học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh trường chuyên, trường năng khiếu được quy định như sau:

- Học sinh khối trung học phổ thông chuyên trong cơ sở giáo dục đại học, học sinh trường chuyên có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi trong kỳ xét, cấp học bổng có điểm môn chuyên của học kỳ xét cấp từ 8,5 trở lên hoặc đạt một trong các giải từ khuyến khích trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế của năm đó.

- Học sinh các trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao có hạnh kiểm từ loại khá trở lên, học lực đạt từ trung bình trong kỳ xét, cấp học bổng và đạt giải hoặc huy chương trong cuộc thi cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế của năm học đó.

- Đối với trường chuyên, trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao: Mức học bổng cấp cho một học sinh 01 tháng tối thiểu bằng 03 lần mức học phí hiện hành của trường trung học phổ thông chuyên tại địa phương.

- Đối với khối trung học phổ thông chuyên trong cơ sở giáo dục đại học: Mức học bổng cấp cho một học sinh do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định nhưng không thấp hơn mức trần học phí hiện hành mà học sinh đó phải đóng tại trường.

- Đối với những trường không thu học phí: Mức học bổng tối thiểu bằng 03 lần mức trần học phí của trường trung học phổ thông tại địa phương.

Học bổng chính sách của học sinh, sinh viên

Theo Điều 9 Nghị định 84, đối tượng được hưởng học bổng chính sách là sinh viên theo chế độ cử tuyển; học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.

- Đối với sinh viên theo chế độ cử tuyển; học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật: Mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng;

- Đối với học viên là thương binh thuộc hộ nghèo học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật: Mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng.

- Chỉ được hưởng chế độ học bổng chính sách một lần trong cả quá trình học.

- Trường hợp học sinh, sinh viên, học viên thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách cùng lúc thì chỉ được hưởng một chính sách cao nhất hoặc học đồng thời nhiều ngành, nhiều cơ sở giáo dục thì chỉ được hưởng chính sách ở một ngành tại một cơ sở giáo dục.

- Học sinh, sinh viên, học viên là đối tượng được hưởng chính sách theo quy định tại Điềuưnày nhưng thuộc đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội, học bổng khuyến khích học tập thì vẫn được hưởng các chính sách này theo quy định.

- Học sinh, sinh viên, học viên bị kỷ luật buộc thôi học hoặc bị đình chỉ học tập thì không được hưởng các chính sách quy định tại Điều này kể từ thời điểm quyết định kỷ luật có hiệu lực hoặc trong thời gian bị đình chỉ.

- Học bổng chính sách được cấp đủ 12 tháng/năm, số năm học được hưởng chính sách không được vượt quá số năm hoặc số học kỳ tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo tương ứng với các ngành học theo quy định. Riêng đối với năm học cuối được hưởng theo số tháng thực học.

Đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học nếu bị lưu ban thì năm học lưu ban đầu tiên vẫn được hưởng học bổng chính sách theo quy định.

- Đối với các chương trình đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ thì học bổng chính sách được cấp theo thời gian đào tạo quy đổi nhưng không vượt quá thời gian đào tạo của ngành, nghề và trình độ đào tạo tương đương đối với chương trình đào tạo theo niên chế, được tính bằng công thức dưới đây:

Học bổng chính sách theo mô đun, tín chỉ trong khoảng thời gian xác định để tính học bổng chính sách

Tổng số học bổng chính sách của chương trình đào tạo theo niên chế

Số mô đun, tín chỉ học trong khoảng thời gian xác định để tính học bổng chính sách

Tổng số học bổng chính sách của chương trình đào tạo theo niên chế

Mức học bổng chính sách 01 tháng của 01học sinh, sinh viên củachương trình đào tạo theo niên chế

Số tháng học của cả khóa học của chương trình đào tạo theo niên chế

- Không áp dụng học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học văn bằng hai, đào tạo theo địa chỉ, hình thức đào tạo từ xa, liên kết đào tạo và vừa làm vừa học.

Kể từ khi trường học thay đổi giờ vào lớp, đẩy lùi hơn 2 tiếng, từ 7h30 sáng sang 9h45, cậu học sinh cấp 3 trường trung học Upper Darby (bang Pennsylvania, Mỹ) Khalid Doulat cho biết em có thêm thời gian cầu nguyện, giúp đỡ mẹ và chuẩn bị cho việc luyện chạy.

Ban lãnh đạo trường học đã quyết định thay đổi giờ vào lớp nhằm đạt được mục tiêu, giảm bớt căng thẳng cho học sinh – một vấn đề được cho là gia tăng khi các em trở lại trường học sau đại dịch COVID-19.

“Thú thật cháu cảm thấy vui vẻ hơn mỗi buổi sáng. Cháu lạc quan hơn, đến trường với nụ cười nhiều hơn chứ không còn hậm hực miễn cưỡng ra khỏi giường và đi học lúc 7h30”, Doulat chia sẻ.

Sáng kiến đẩy lùi thời gian vào lớp được nhiều người ủng hộ như một cách để giúp thanh thiếu niên ngủ nhiều hơn, từ đó góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng thần kinh đang ảnh hưởng đến thanh thiếu niên trên khắp nước Mỹ. Đối với một số trường học, đại dịch là quãng thời gian cho phép các trường thử nghiệm lịch trình mới.

Giám đốc Học khu Upper Darby Daniel McGarry cho biết khi học sinh lần đầu tiên quay trở lại học trực tiếp, nhiều em phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe tâm thần và hành vi.

“Chúng tôi đã có rất nhiều thứ phải đối mặt và chúng tôi vẫn đang tìm cách vượt qua nó. Tôi nghĩ những đứa trẻ cảm thấy tốt hơn. Tất nhiên không thể là 100% nhưng phần lớn những lo lắng mà học sinh cảm nhận sau khi học trực tuyến đã tan biến”, ông McGarry cho hay.

Trong thời kỳ đại dịch, số lượng học sinh trung học cảm thấy buồn bã hoặc tuyệt vọng tăng vọt, trong đó các bé gái và thanh thiếu niên trong cộng đồng LGBTQ+ được ghi nhận có mức độ sức khỏe tâm thần kém và có ý định tự tử cao nhất. Nghiên cứu chỉ ra việc học sinh cấp 2 và cấp 3 không ngủ đủ giấc góp phần gây ra vấn đề này.

Orfeu Buxton, Giám đốc Ban Hợp tác về Giấc ngủ, Sức khỏe & Xã hội tại Đại học Bang Penn, cho biết: “Những thách thức về sức khỏe tâm thần này xảy ra và thiếu ngủ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn nhiều”.

Trên toàn quốc, ít nhất 9 bang đang xem xét luật liên quan đến lùi thời gian vào học. Năm 2019, California đã trở thành tiểu bang đầu tiên và duy nhất quy định lùi thời gian vào lớp. Các hệ thống trường học lớn bao gồm Denver, Philadelphia và Anchorage, Alaska, cũng xem xét thời gian bắt đầu vào lớp muộn hơn.

Tại trường trung học Upper Darby, về mặt lý thuyết, ngày học vẫn bắt đầu lúc 7h30 sáng. Tuy nhiên, từ 7h30 đến 9h45 là khoảng thời gian học sinh hoàn thành từ xa bài tập được giao liên quan đến bài học trong ngày của các em. Các em có thể tận dụng khoảng thời gian này để làm những việc khác nếu cảm thấy phù hợp.

Elise Olmstead, một học sinh của trường, nói: “Em nghĩ được ngủ nhiều hơn chắc chắn sẽ mang lại lợi ích. Nếu không ngủ đủ, em sẽ cáu kỉnh cả ngày và phải học rất nhiều sau đó”.

Với việc đẩy lùi giờ vào lớp, lớp học sẽ kết thúc vào lúc 3h chiều.

Fatima Afrani, một học sinh lớp 10, cho biết khi về nhà, em thường nghỉ ngơi, sau đó giúp mẹ hoặc làm bài tập về nhà. “Nếu cháu mệt, cháu sẽ đi ngủ. Đó là điều mà cháu không thể làm được vào năm ngoái. Năm ngoái, cháu phải hoàn thành bài tập về nhà vì không có lựa chọn nào để có thể làm sáng hôm sau”.

Hiệu trưởng Matthew Alloway cho biết số lượng học sinh ngủ gật trong lớp ít hơn. Theo ông, thời khóa biểu mới cho phép “trẻ em đến trường theo đúng những gì chúng cần”.

Các nhà phê bình lập luận rằng học sinh có ít thời gian được giảng dạy hơn trong thời khóa biểu mới. Các tiết học 80 phút ban đầu đã bị rút ngắn đi.

Tuy nhiên, hiệu trưởng Alloway cho rằng không phải lúc nào giáo viên cũng dạy đủ 80 phút. “Sẽ có khoảng 60 phút hướng dẫn, rồi có thời gian cho các em viết, đọc, xem video minh họa”, nhà quản lý trả lời.

Các nhà quản lý giáo dục khác cho biết những thách thức khác do đại dịch gây ra như tình trạng thiếu giáo viên cũng được giải quyết từ việc thay đổi giờ vào học. Giáo viên có thể chăm sóc bản thân và gia đình của họ vào buổi sáng. Các nhà quản lý có nhiều thời gian hơn để sắp xếp đồng nghiệp dạy thay trong trường hợp một giáo viên bị ốm.

TP HCM điều chỉnh giờ vào lớp của học sinh tiểu học

Những trường tiểu học chỉ dạy một buổi mỗi ngày có thể cho học sinh vào lớp sớm hơn 15 phút so với quy định cũ.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tuần trước gửi văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động đầu năm học mới cho bậc tiểu học, trong đó đưa ra quy định cụ thể về giờ ra, vào lớp.

Theo đó, ở các trường dạy một buổi mỗi ngày, học sinh có thể vào lớp trong khoảng thời gian 7h15 -7h30. Mốc 7h15 sớm hơn 15 phút so với quy định trước đó của Sở. Nếu học buổi chiều, tiết một bắt đầu lúc 12h45-13h.

Những trường dạy hai buổi mỗi ngày cho học sinh vào học từ 7h30, không được trễ hơn 7h45. Buổi chiều, tiết đầu tiên không được bắt đầu trước 14h. Quy định này tương tự năm học trước.

Thời gian ra chơi của mỗi buổi học, kể cả tập thể dục, không ít hơn 30 phút. Sau giờ học chính khóa, nhà trường có thể tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM từng điều chỉnh giờ vào lớp với học sinh tiểu học hồi tháng 11 năm ngoái. Thời điểm đó, nhiều trường tiểu học quy định giờ vào lớp là 7h, khiến học sinh phải dậy sớm để kịp giờ đến trường. Sau nhiều ý kiến của phụ huynh, Sở đã điều chỉnh thành 7h30. Với cấp THCS và THPT, giờ vào lớp giữ nguyên, lần lượt là 7h15 và 7h.

Tùy trường, học sinh có thể đến lớp sớm 5-15 phút để ổn định, sinh hoạt đầu giờ. Nhà trường được chủ động sắp xếp thời khóa biểu linh hoạt, không bắt buộc sáng bốn tiết, chiều ba tiết và thông tin cho phụ huynh, học sinh.

Năm học 2023-2024, TP HCM dự kiến có hơn 1,7 triệu trẻ mầm non và học sinh phổ thông.

https://vnexpress.net/tp-hcm-dieu-chinh-gio-vao-lop-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-4644291.html